Nhắc đến các món đặc sản của núi rừng, không thể không kể đến những món ăn từ lợn mán, lợn tên lửa hay lợn rừng. Tuy nhiên, không phải thực khách nào cũng có thể phân biệt được sự khác nhau giữa những loại thịt lợn này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để phân biệt lợn mán, lợn tên lửa và lợn rừng nhé.
1. Lợn mán
Lợn mán là loại lợn được người dân tộc Mường chăn thả tự nhiên, không nhốt chuồng và phải tự tìm kiếm thức ăn như rau rừng, cỏ cây trên núi đồi. Chính bởi đặc tính này nên lợn mán thường nhỏ, chắc thịt, ít mỡ, nhiều nạc và thơm ngon tự nhiên.
Lợn mán được chế biến thành nhiều món ngon khác nhau như: Lợn mán hấp, lợn mán xào lăn, lợn mán nướng móc mật, lòng dồi hấp… thích hợp cho những bữa cơm hàng ngày hay những buổi liên hoan, họp mặt, sum vầy bên gia đình, bạn bè.
2. Lợn tên lửa
Khá giống với lợn mán, lợn tên lửa được người dân tộc Mông chăm nuôi tự nhiên ở vùng núi phía Bắc. Lợn tên lửa thơm ngon, chắc thịt, bì giòn và khi nấu thường không ra nước. Lợn tên lửa có ba đặc điểm rất dễ nhận biết sau:
- Lợn tên lửa sống hoang dã lâu nên mõm thường dài và nhọn.
- Do phơi mình dưới thời tiết khắc nghiệt quanh năm nên lợn tên lửa có lông xù, cứng, dựng đứng.
- Lợn tên lửa thường nhỏ, mỗi con có độ tuổi trên 1 năm mà chỉ nặng khoảng 10 kg.
3. Lợn Rừng
Lợn rừng thường sinh sống theo bầy đàn ở khu vực rừng núi. Để phù hợp với điều kiện sinh sống, lợn rừng thường có đặc điểm da rất dày, màu vàng, một lỗ chân lông có đến 3 chấu, lông dài và cứng. Lợn rừng có vóc dáng thon nhỏ, lưng thẳng, bụng thon, chân dài và nhỏ, răng nanh lớn, chúng di chuyển rất linh hoạt. Sống trong môi trường nguy hiểm nên lợn rừng rất cảnh giác, tính nhút nhát, thính giác và khứu giác tốt.
Thịt lợn rừng rất chắc, lớp mỡ mỏng và trong, mùi vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, ngày nay lợn rừng đã được nuôi phổ biến ở Việt Nam, thậm chí còn lai giữa lợn rừng và lợn địa phương nên chất lượng thịt không còn được thơm ngon như lợn rừng hoang dã nữa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét